Kim cương máu (Blood Diamond), hay còn được gọi là kim cương xung đột , là tên gọi của Liên hợp quốc đặt ra đối với những viên kim cương được khai thác nhằm phục vụ mục đính cho các cuộc nội chiến, chiến tranh có xuất xứ từ những vùng đất dựa trên sự bóc lột sức lao động của những tổ chức phạm pháp hoặc không được chính phủ bảo hộ.
Chính điều này đã dẫn đến cái chết của hàng nghìn con người vô tội ở Châu Phi. Kim cương máu cũng được sử dụng bởi các tổ chức khủng bố để mua sắm vũ khí phục vụ cho mục đích quân sự và chiến tranh.
- Trang sức kim cương
- Kim cương tấm
Hiện tượng kim cương máu xuất hiện vào những năm 1991 – 2002 ở các nước Nam Phi, đặc biệt là Sierra. Bối cảnh này làm nên sự phẩn nộ về cách quản lý và khai thác ở các quặng mỏ. Các công ty tham gia vào các quá trình mở mỏ và sử dụng nhân công khai thác mỏ này đang hoạt động trên nền : “ Sử dụng máu để đổi lấy kim cương”. Và máu ở đây được xem là máu của các cuộc nội chiến tranh giành địa bàn các khu mỏ xuất hiện kim cương giữa các công ty và là sự bốc lột lao động và bạo lực trong lao động của các nhân công người Sierra.
Ai là nạn nhân của ‘kim cương máu?
Năm 2012, tòa quốc tế ở The Hague, Hà Lan, tuyên cựu Tổng thống Liberia Charles Taylor 50 năm tù vì các tội ác chiến tranh và tội ác chống lại loài người. Ông bị cáo buộc trang bị vũ khí cho các nhóm nổi dậy trong cuộc nội chiến tại nước láng giềng Sierra Leone để đổi lấy những viên kim cương thô giấu trong những chiếc bình mayonnaise rỗng.
Trong phiên tòa, siêu mẫu người Anh Naomi Campbell được triệu tập làm nhân chứng. Cô trình bày trước tòa rằng cô đã được hai người đàn ông tặng “những viên đá bẩn” sau một bữa tiệc hồi năm 1997.
Công tố viên cho rằng các viên đá là “kim cương máu”, một món quà cá nhân từ ông Taylor. Lời tuyên bố đó mâu thuẫn với lời khai của cựu tổng thống Liberia rằng ông không hề liên quan đến những viên đá quý dung để tài trợ xung đột.
Cuộc nội chiến tại Sierra Leone gây ra cái chết của khoảng 50.000 người. Ngoài những người vô tội bị cuốn vào các xung đột được duy trì nhờ việc buôn bán “kim cương máu”, hàng nghìn nam giới, phụ nữ và trẻ em ở các nước như Sierra Leone bị biến thành nô lệ để tìm kiếm kim cương.
Xem tính mạng con người là cỏ rác, không quan trọng bằng thành quả là những viên kim cương. Có những người từ vùng đất kim cương máu trở về, thân thể không còn vẹn nguyên vì tàn tật. Những đôi bàn tay đen sạm, chai lì vì đất đá khoáng sản hằn theo năm tháng.
Một vấn đề khác của kim cương máu, đó chính là việc không thể kiểm soát. Điều này khiến tài nguyên quốc gia thì cạn kiệt. Nhưng lợi nhuận thu lại là không bao nhiêu. Kim cương máu không được kiểm định, tuồn vào thị trường tạo nên những bất ổn về chất lượng lẫn kinh tế.
Những xung đột, giao tranh vì kim cương máu
- Cuộc chiến ở Angola giai đoạn 1961 – 2002
Cuộc chiến diễn ra trong bối cảnh Angola đang nội chiến, sự phân tán lực lượng hành pháp khiến các phiến quân nổi dậy. Tiêu biểu chính là đạo quân UNITA cùng liên minh Phong trào nhân dân Giải phóng Angola (MPLA), Mặt trận Giải phóng của Enclave Cabinda (FLEC).
Cuộc chiến này đã khiến ít nhất nửa triệu người thiệt mạng, và hàng ngày người khác chịu thương vong. Phải đến 1998, khi Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc áp lệnh trừng phạt thì cuộc chiến mới dần chấm dứt.
- Kim cương máu ở Cộng hòa Congo (DRC) giai đoạn 1998 – 2003
Trong lịch sử, đây là cuộc nội chiến vũ trang lớn nhất châu Phi với sự tham gia của 9 nước và 20 nhóm vũ trang. Cuộc chiến này gây nên cái chết cho gần 4 triệu người, và đẩy hàng triệu người khác thành dân tị nạn. Mục tiêu của cuộc nội chiến là giành quyền kiểm soát các mỏ kim khai thác kim cương lớn.
Các nhóm vũ trang, phiến quân nhận tài trợ của các nước láng giềng để thực hiện giao tranh. Vào giai đoạn thành công nhất, nhóm này giành được quyền kiểm soát được vùng Đông Bắc, nhưng rồi cũng bị đánh bật ra. Khác với cuộc nội chiến ở trên, cuộc nội chiến ở Congo vì kim cương chưa bao giờ được áp lệnh trừng phạt.
- Nội chiến Sierra Leone giai đoạn 1991 – 2002
Cuộc nội chiến bắt đầu diễn ra từ 1991 và kéo dài suốt 11 năm tại Sierra. Có hơn nửa triệu người phải chết khi Mặt trận thống nhất Cách mạng (RUF) tiến hành lật đổ chính quyền Joseph Momoh. Và một số lượng lớn dân thường chịu cảnh hãm hiếp, bắt bớ, tra tấn vì làm việc tại các mỏ khai thác.
Trong giai đoạn đó, các mỏ khai thác kim cương trở thành miếng mồi ngon để giành quyền kiểm soát. Chính điều này khiến nhiều người đặt nghi vấn, liệu mục tiêu của nội chiến là vì kim cương máu – thay vì chính quyền. Khi RUF lên nắm quyền kiểm soát ở phía Đông Nam Sierra. Thì một lượng lớn kim cương đã được khai thác. Làm lộ rõ nghi vấn và chủ đích của cuộc nội chiến này.
Quốc tế đã làm gì đề cải thiện tình hình này?
Tháng 5/2000, các quốc gia sản xuất kim cương khu vực phía nam của châu Phi họp mặt tại Kimberley, Nam Phi để thảo luận cách ngăn chặn việc mua bán kim cương làm phát sinh xung đột và đảm bảo rằng ngành thương mại kim cương sẽ không tài trợ cho bạo lực. Năm 2003, Hiệp hội Kimberley đã ra đời Điều luật 1295, được ký kết giữa 75 quốc gia nhập và xuất khẩu kim cương, những nhà kinh doanh kim cương và những tổ chức phi chính phủ. Mục đích của hiệp định là chứng nhận chất lượng kim cương bán ra thị trường tiêu dùng có nguồn gốc sạch sẽ, không xuất phát từ những vùng có xung đột và vấy máu người châu Phi.
Quy trình Kimberley với mục tiêu của nó, là tăng cường tính minh bạch, giám sát hiệu quả trong ngành công nghiệp kim cương. Nhằm loại bỏ hoạt động giao thương kim cương máu, và ngăn chặn việc buôn bán để tài trợ cho các xung đột chính trị.
Các quốc gia tham dự Kimberley Process phải chấp hành các điều khoản sau:
– Đáp ứng yêu cầu tối thiểu và thiết lập Luật pháp Quốc gia để kiểm soát xuất – nhập khẩu Kim Cương.
– Cam kết minh bạch trong việc trao đổi các dữ liệu thống kê quan trọng.
– Chỉ giao dịch với thành viên tham gia Kimberley – những người cũng đáp ứng các nguyên tắc cơ bản của thỏa thuận.
– Xác nhận số lô hàng kèm chứng nhận để chứng minh đó không phải là Kim Cương Máu.
Kim cương máu gắn liền với nhiều dấu ấn lịch sử “kinh hoàng” trong quá khứ. Nó đã từng được khai thác sai mục đích và gây ảnh hưởng đến nhiều người dân vô tội.
Tuy nhiên, với những nỗ lực từ quốc tế, đã giúp cải thiện tình hình theo chiều hướng khách quan.
Ngày nay, kim cương đã được khai thác hợp lý và bán ra với mục đích tốt đẹp hơn rất nhiều. Thị trường kim cương cũng có nhiều biến động, tăng giảm theo nhiều mức khác nhau. Với các giới thượng lưu, kim cương chính là thứ mà họ luôn quan tâm.