CÁC TIÊU CHUẨN ĐÁNH GIÁ KIM CƯƠNG TỰ NHIÊN

CÁC TIÊU CHUẨN ĐÁNH GIÁ KIM CƯƠNG TỰ NHIÊN

Kim Cương là một trong những khoáng vật quý hiếm nhất trên Trái Đất và được mệnh danh là nữ hoàng của các loại đá quý. Kim Cương được tạo thành từ 1 nguyên tố duy nhất đó là Cacbon. Vậy đâu là các tiêu chuẩn đánh giá kim cương tự nhiên. Cùng bài viết dưới đây tìm hiểu nhé!

Các tiêu chuẩn đánh giá kim cương tự nhiên

Xác định giá trị chính xác của từng viên kim cương trở thành vấn đề quan trọng, việc đánh giá này như thế nào để đáp ứng sự phát triển ngày càng lớn của thị trường. Do đó, các tổ chức chứng nhận đá quý đã ra đời, Viện nghiên cứu đá quý Gemological Institute of America được thành lập tại Mỹ vào năm 1935, năm 1940 phòng thí nghiệm Gubelin tại Lucern đã cấp chứng nhận kim cương…

  • Kim cương Tấn
  • Trang sức kim cương

Để đánh giá một viên kim cương, các chuyên gia thường dựa trên 4 tiêu chí, gọi tắt là tiêu chí 4C, bao gồm: Màu sắc (colour), độ trong suốt (clarity), khối lượng tính theo cara (cara weight), và kỹ thuật cắt (cut).

  • Trọng lượng (carat)

Carat là đơn vị đo trọng lượng của Kim Cương, ký hiệu là cts, trong đó 1 cts = 0,2gr.

Viên Kim Cương có trọng lượng càng lớn thì có giá trị càng cao, tuy nhiên trọng lượng không phải lúc nào cũng tỷ lệ thuận với độ lớn của viên Kim Cương.

XEM THÊM: Vỏ nhẫn kim cương

  • Màu sắc (Color)

Đây là tiêu chuẩn về màu sắc hay độ trắng của viên Kim Cương. Màu sắc của Kim Cương cũng đa dạng, tùy vào màu sắc mà người ta chia thành 2 nhóm là có màu và không màu.

Nhóm không màu bao gồm những viên Kim Cương hoàn toàn không màu cho đến màu vàng rất nhạt. Giá trị của viên Kim Cương giảm dần theo độ tăng của màu vàng.

Nhóm Kim Cương màu bao gồm những viên mang các màu sắc khác như vàng, hồng, đỏ, đen, xanh.

THAM KHẢO THÊM: Cách tháo nhẫn bị chật

  • Độ tinh khiết (Clarity)

Độ tinh khiết dùng để phân cấp viên Kim Cương qua sự hiện diện của số lượng và kích thước những tạp chất bên trong cũng như những khiếm khuyết ở bề mặt bên ngoài. Rất hiếm khi Kim Cương không có khuyết điểm nào, nghĩa là không tìm thấy một tạp chất hay khuyết điểm bề mặt nào cho dù quan sát dưới kính Lúp 10X bởi các chuyên gia.

  • Cut (kỹ thuật cắt)

Trong 4 đặc điểm tiêu chuẩn, thì kỹ thuật cắt có sức ảnh hưởng to lớn nhất tới vẻ đẹp của viên kim cương bởi nó định hình viên kim cương theo xu hướng mà người dùng cần và mong muốn. Khi xét đến kỹ thuật cắt, người ta xét đến 3 đặc điểm:

Hình dáng: hình tròn, hình tam giác, hình hạt lúa, hình bình hành…

Kiểu mặt kim cương: kiểu chữ nhật xếp tầng, kiểu chữ nhật nhọn góc, kiểu tròn,…

Sự cân đối và góc cắt xuất hiện trong từng viên kim cương.

Những tiêu chí này định hình nên vẻ đẹp của mỗi một viên kim cương bằng sự cá tính, khác biệt và độc đáo của riêng từng viên kim cương. Để qua đó mà thu hút người dùng và tạo nên giá trị cho mỗi viên kim cương.

Trên là bốn tiêu chí cơ bản đánh giá kim cương, mong rằng những thông tin đó giúp ích cho bạn, bạn có thể đến Cao Diamond để nhận được sự chăm sóc và tư vấn tốt nhất về sản phẩm.

Quay lại blog