Các kiểu cắt kim cương đã phát triển qua nhiều giai đoạn trước khi giác cắt tối ưu nhất – Brilliant được phát triển.
Kiểu cắt kim cương được biết đến đầu tiên là kiểu cắt điểm(Point Cut), và nó vẫn được ưa chuộng vào thế kỷ 15 nhờ hình dạng tinh thể bát diện tự nhiên mà nó mang lại. Người cắt chỉ đơn giản đánh bóng các vết gồ ghề trên mặt kim cương.
Kiểu thứ hai là cắt mặt bàn (Table Cut). Để tạo ra mặt cắt bàn, người cắt đã mài phẳng chóp trên cùng của tinh thể kim cương bát diện. Kiểu cắt này phổ biến từ đầu những năm 1400 đến đầu những năm 1600.
Tiếp đến là dạng cắt đơn (Single Cut), phát triển từ kiểu cắt mặt bàn, có 8 mặt vương miện, 8 mặt chóp dưới và một mặt phẳng trên cùng. Kiểu cắt này được phát triển vào giữa những năm 1600 và là cơ sở của kiểu cắt Briliant hiện đại, thậm chí ngày nay một số viên kim cương nhỏ vẫn được cắt theo giác cắt đơn.
Một kiểu cắt kim cương nữa là kiểu cắt hoa hồng (Rose Cut). Những viên kim cương cắt hoa hồng trông giống như 1 nửa của viên kim cương. Nó có từ 3 đến 24 mặt tập trung đến một điểm ở giữa. Nhưng mặt nổi bật nhất lại chính là mặt phẳng đáy. Về cơ bản, nó là một viên kim cương vương miện không có chóp đáy.
Kiểu cắt Mazarin được phát triển vào đầu những năm 1600 cho Jules Mazarin, Giáo Hoàng của Pháp. Hình cắt Mazarin có 17 mặt trên vương miện. Nó là hình chữ nhật tròn góc và có 34 mặt.
Vết cắt mỏ cũ (Old Mine cut) là một trong những kiểu cắt tròn thống trị những năm 1700. Nó có hình chữ nhật tròn góc với phần chóp trên, chóp đáy sâu và 58 mặt bao gồm một mặt đáy bát giác lớn.
Kiểu cắt Châu Âu cũng là một kiểu cắt tròn đời đầu. So với kiểu cắt mỏ, vẻ ngoài của nó trông giống với kiểu cắt Briliant ngày nay hơn, tuy nhiên vương miện thường cao hơn nhiều và mặt chính diện nhỏ hơn nhiều so với mặt cắt Briliant.
Sự hình thành của kiểu cắt Briliant hiện đại thực sự có thể được bắt nguồn từ cuối những năm 1800. Henry Morse, một thợ cắt kim cương ở Boston, đã cố gắng đạt được một thiết kế cắt hiệu quả về mặt quang học. Sau nhiều lần thử, Morse đã phát hiện ra tỷ lệ tạo ra hiệu ứng quang học mà anh đang tìm kiếm. Nhưng xưởng chế tác đã từ chối ý tưởng của Morse và ủng hộ kiểu cắt mỏ và kiểu cắt châu Âu.
Hiện tại, chúng ta đã ở thời kỳ cuối của quá trình hoàn thiện giác cắt kim cương. Các tính toán của Marcel Tolkowsky đóng vai trò là cơ sở cho giác cắt tròn Briliant. Giác cắt Briliant có đường viền bao hình tròn, các mặt hình tam giác và hình cánh diều được đặt đối xứng, một mặt phẳng trên cùng lớn hơn 50% đường kính của đường viền bao, và có thể có một đáy bát giác nhỏ.
Các khuyến nghị của Tolkowsky về các góc và tỷ lệ tốt nhất của viên kim cương được cắt kiểu Briliant đã ảnh hưởng đến các nhà sản xuất kim cương, đặc biệt là những đơn vị chế tạo các viên thô lớn, chất lượng cao.